Sáo mèo – Tìm hiểu chi tiết về nhạc cụ độc đáo này
Hãy cùng Lâm Tiêu Quán tìm hiểu tất tần tật các kiến thức, khái niệm, nguồn gốc về Sáo mèo, phân loại sáo mèo,…
Sáo mèo là gì? Nguồn gốc xuất xứ và nguyên liệu chế tác.
Sáo mèo còn được gọi là Sáo H’Mông, nhưng tên gọi sáo mèo phổ thông và phổ biến hơn cả. Sáo mèo là nhạc cụ có nguồn gốc của người Mông (Mèo) ở miền Bắc nước ta và Trung Quốc. Khi xưa, trai gái H’Mông trong bản làng sẽ dùng tiếng sáo đặc trưng này để giao duyên với nhau trong những phiên chợ ngày xuân, hay những đêm trăng sáng. Ngoài ra, người ta còn dùng tiếng sáo mèo để giải trí, thư giãn sau giờ làm nương dẫy mệt nhọc, tiếng sáo trong trẻo vang xa khắp núi rừng bạt ngàn, hùng vĩ Tây Bắc.
Âm thanh của sáo mèo rất to, đặc trưng, trong trẻo và chỉ có một quãng. Sáo mèo cổ truyền thường được làm bằng ống nứa dày hoặc trúc, dài khoảng 20cm và có đường kính khoảng 0,7cm. Trên 1 đầu ống có lưỡi lam, hay còn gọi là lưỡi gà.
Đây là một chi tiết quan trọng không thể thiếu để tạo nên âm thanh đặc trưng của sáo mèo. Lưỡi lam này thường được làm bằng đồng nên hay gọi là lam đồng, mỏng, có tính đàn hồi cao.
Tính đàn hồi của đồng quyết định độ bền và độ vang của tiếng sáo, nếu đồng đàn hồi kém, khi thổi tiếng sáo sẽ bé và nhanh bị tụt lưỡi gà xuống dưới dẫn đến sáo mèo không thể thổi được những nốt cao.
Kích thước lưỡi gà phải phù hợp với cây sáo. Lưỡi gà của mỗi loại sáo lại có một kích thước khác nhau, nếu kích thước này quá ngắn hay quá dài, quá rộng hay quá hẹp đều ảnh hưởng đến âm thanh của cây sáo. Bên cạnh đó lưỡi gà phải cân đối 2 bên, tạo thành một tam giác cân.
Khe hở của nét cắt không được quá rộng, nếu quá rộng sẽ dẫn đến hiện tượng xì hơi, tiếng sáo sẽ yếu và rất tốn hơi.
Các bài hát thường được chơi như: Xuân về bản mèo (Tiến Vượng), Đi học, Rừng gọi (NSND Đức Liên), Mùa trăng,…
Hiện nay sáo mèo không chỉ được người Mông mà còn được khá nhiều người ưu chuộng và sử dụng. Với âm thanh đặc trưng sáo mèo được sử dụng phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc, chầu văn.
Phân loại
Ngày nay, sáo mèo đã được cải tiến để chơi được nhiều bài hát hơn và có nhiều loại. Phân loại về công năng sẽ có 2 loại:
- Sáo mèo nam: loại sáo có đường kính lớn, to và dài. Có 8 lỗ bấm, âm trầm, lớn, cần có hơi đủ khỏe và dài để chơi, nên được nam giới chơi nhiều.
- Sáo mèo nữ: nhỏ, ngắn và có âm cao, thanh hơn. Chỉ có 6 lỗ bấm nên sẽ cần ít hơi hơn để thổi, vì vậy loại này thường được nữ giới sử dụng trong các bài hát, bài biểu diễn.
Ở một số bài hát, người ta thường dùng cả hai loại sáo mèo nam và nữ trên để chơi. Để đáp ứng nhu cầu của người chơi, người ta đã gắn hai chiếc sáo vào nhau. Vì vậy, người ta còn phân loại thành 2 loại theo nhu cầu trên:
- Sáo mèo kép: gồm 2 chiếc sáo mèo nam và nữ gắn vào nhau
- Sáo mèo đơn: chỉ gồm một chiếc đơn lẻ.
Tham khảo cặp sáo mèo kép được làm từ trúc hun của Lâm Tiêu quán:
-
Sáo Mèo Cao cấp, Biểu diễn chuyên nghiệp1.650.000 ₫
-
Sáo Mèo Kép có gốc VIP Chất Lượng, tặng kèm bao da xịn xò1.290.000 ₫
-
Sáo mèo kép trúc hun tập chơi chất lượng850.000 ₫
Về mức độ cải tiến, sẽ có 2 loại sáo phổ biến trên thị trường hiện nay. Đó là sáo mèo 8 lỗ cơ bản và sáo mèo 9 lỗ.
Cả 2 loại sáo này đểu chỉ có một âm vực quãng 1 trong thanh nhạc, từ Đồ đến Đố và một nốt Sol trầm. Riêng loại sáo 9 lỗ sẽ thổi được thêm nốt re2 và mi2, nên có chơi được nhiều bài hơn như Người Mông Cổ, Tình Đất, Gặp Mẹ Trong Mơ,…
Bạn đang tìm hiểu về các nhạc cụ khác? Đọc thêm về Tiêu tại đây: Tiêu là gì?
Các tài liệu, dữ liệu tham khảo bởi:
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1o_H’M%C3%B4ng
Hình ảnh:
https://baosonla.org.vn/vi/bai-viet/nhung-nhac-cu-giu-hon-van-hoa-dan-toc-mong-49267